Ấn phẩm

Đến năm 2050, khoảng 60% dân số Việt Nam sẽ sống ở các thành phố, từ đó định hình cách sống và làm việc của phần lớn người dân Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để có thể quản lý quá trình chuyển đổi này một cách bền vững và toàn diện cả về xã hội và sinh thái? Nghiên cứu sau đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và tác động của biến đổi khí hậu tới các nhóm dễ bị tổn thương ở khu vực đô thị, nhận định các lộ trình chuyển đổi sinh thái - xã hội ở Việt Nam và đưa ra khuyến nghị. Nghiên cứu do bà Mirjam Lê - Đại học Passau và ông Ngô Thọ Hùng - Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị (AMC) thực hiện trong khuôn khổ hoạt động của Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam.


More

Đại dịch Covid-19 đang có những tác động về kinh tế, chính trị, xã hội và cả về khí hậu trên toàn cầu. Bên cạnh số người chết đang gia tăng nhanh chóng thì sự suy giảm kinh tế diễn ra ở khắp các nước, những xung đột địa kinh tế cũng nóng lên, các chuỗi cung ứng toàn cầu có những xáo động. Các chính phủ có những kế sách khác nhau để đối phó với cuộc khủng hoảng này, nhưng hiện đang thiếu sự phối hợp giữa các nước. Vai trò của nhà nước trong việc quản trị khủng hoảng đang được thử thách. Cuộc khủng hoảng đặt ra những thách thức, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho những thay đổi trong các hệ thống.


More

Lợi thế về chi phí lao động của các nước đang phát triển ở Châu Á bị thách thức bởi việc gia tăng sử dụng các hệ thống tự động hóa và robot được biết đến với tên gọi là Công nghiệp 4.0. Đặc biệt, những nước có mô hình phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu, công nghệ thấp, công nghiệp sản xuất có lương thấp có thể phải đối mặt với hiện tượng tăng mức thất nghiệp hoặc thậm chí là mất việc do tự động hóa hay thậm chí là việc đưa sản xuất trở về chính quốc, do đó đảo ngược hướng của chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay. Ở Việt Nam, sự phát triển này đặc biệt liên quan đến ngành may mặc, giày dép và điện tử, những ngành tạo việc làm cho khoảng 3,5 triệu con người và có tiềm năng phát triển đáng kể. Có một sự hiểu biết chung rằng Việt Nam phải nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành công nghiệp này để tăng năng suất nhằm duy trì cạnh tranh với các nước láng giềng và khám phá những lợi ích và tiềm…


More

Do phát triển kinh tế và nhập cư quy mô lớn, sự phát triển đô thị nhanh chóng của Thành phố Hồ Chí Minh gây ra áp lực rất lớn đối với môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng và dịch vụ, bao gồm lĩnh vực nhà ở và giao thông. Những điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương, đặc biệt đối với người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội. Nghiên cứu này đưa ra bối cảnh địa phương để phân tích các nhu cầu của một chính sách đô thị xã hội. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích tác động của việc lập kế hoạch về giao thông và nhà ở và đưa ra các khuyến nghị để lập kế hoạch hiệu quả hơn.


More

Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được các thành tựu phát triển kinh tế xã hội vượt bậc, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, tương lai phát triển của đất nước đang đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng đến từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm gây ra do quá trình công nghiệp hóa quá nhanh, cũng như các vấn đề môi trường với nguyên nhân xuất phát từ chính trong nước. Nghiên cứu này phân tích các thách thức đối với Việt Nam trên khía cạnh biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; cũng như các hành động chính trị đã được thực hiện nhằm giải quyết các thách thức này. Hướng đến những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường, nghiên cứu cung cấp viễn cảnh lạc quan cũng như một số khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện tình hình tại Việt Nam.


More

Thông qua một loạt các nghiên cứu so sánh tại các quốc gia Châu Á, Friedrich-Ebert-Stiftung làm rõ những yếu tố chính trị và xã hội là động lực cũng như rào cản của quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội. Nhằm thực hiện mục tiêu này, các tác giả từ Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Phi-lip-pin, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đã làm việc cùng với bà Miranda Schreurs, Giáo sư ngành chính sách môi trường và khí hậu tại Trường Chính sách công Bavarian, thuộc Đại học Kỹ thuật Munich để cung cấp các phân tích chuyên sâu về tình hình của từng quốc gia. Báo cáo tổng hợp do Miranda Schreurs and Julia Balanowski thực hiện cung cấp cái nhìn toàn diện về những điểm tương đồng cũng như khác biệt quan trọng nhất tại cả 8 quốc gia.


More

Kể từ khi bắt đầu quá trình cải cách toàn diện vào năm 1986, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã có bước ngoặt đáng kể. Câu hỏi đặt ra là liệu sự phát triển ngoạn mục này có thể tiếp tục hay không. Có một số chuyên gia tin rằng Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình hoặc có thể đã bị ảnh hưởng bởi nó. Mục đích của bài viết là phân tích cách cụ thể mà Việt Nam đã tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu và kết quả là cơ cấu sản xuất đã được tạo ra như thế nào. Kết luận chính là các cân nhắc lý thuyết và các phân tích thực nghiệm ủng hộ giả thuyết rằng một hội nhập không có điều tiết vào thị trường thế giới không có lợi cho Việt Nam về lâu dài và có thể dẫn đến việc Việt Nam bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.


More

Tại châu Á, các nước có định hướng xuất khẩu như Việt Nam dựa vào lợi thế từ giá lao động rẻ và lực lượng lao động hùng hậu để đảm bảo việc tham gia vào các thể chế thương mại toàn cầu mới. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại và các hiệp định thương mại như hiện nay đã tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt trong các ngành như may mặc, giày dép và đồ điện tử gia dụng. Các điều khoản về lao động đi kèm các thỏa thuận thương mại đưa lại quá ít sự đảm bảo cho người lao động về các tiêu chuẩn lao động cơ bản, chưa kể tới mức lương, giờ làm việc và các tiêu chuẩn an toàn. Nghiên cứu tại Việt Nam khám phá thực tiễn lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu của ba ngành xuất khẩu chính tại Việt Nam như may mặc, giày dép và điện tử, đặt trong bối cảnh hệ thống quan hệ thương mại và lao động trong nước. Nghiên cứu cho thấy việc làm bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi…


More

Tại châu Á, cần phải có một sự chuyển đổi nhanh chóng theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT). Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang sử dụng NLTT diễn ra khá chậm ở hầu hết các nước châu Á. Với các bài nghiên cứu ở cấp độ quốc gia tại châu Á, Friedrich-Ebert-Stiftung đề cập đến các yếu tố chính sách và xã hội góp phần thúc đẩy cũng như cản trở quá trình chuyển đổi năng lượng. Để đạt được điều này, các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philipines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đã hợp tác với giáo sư Miranda Schreurs đưa ra một phân tích chuyên sâu về tình hình chuyển dịch cơ cấu năng lượng tại quốc gia của các tác giả.


More

Friedrich-Ebert-Stiftung
Văn phòng Việt Nam 

7 Bà Huyện Thanh Quan
Ba Đình 
Hà Nội  - Việt Nam
Hòm thư 44

+84   24 38455108
+84   24 38452631

mail.vietnam(at)fes.de
 

Tin tức

Read more about our past events and projects in our news archive.